Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu kinh

Ngày càng có nhiều chị em phụ nữ bị đau vùng bụng dưới khi ngày “đèn đỏ” đến nhưng bện cạnh đó là những chị em bị đau bụng dưới dữ dội trước kì kinh nguyệt nhưng sau đó lại không thấy tăm hơi gì của hiện tượng ra máu kinh nguyệt. Đó là trường hợp nhiều chị em mắc phải nhưng lại không hiểu nguyên nhân vì đâu lại bị hiện tượng này. Thật sự đây là trường hợp đáng lo ngại đối với sức khỏe chị em vì kinh nguyệt phản ánh sức khỏe bên trong cơ thể rất nhiều. Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu? Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này và có biện pháp nào để chữa trị đau bụng kinh qua các thông tin dưới đây.

tại sao đau bụng kinh mà không ra máu

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu? có thể chia thành 2 trường hợp để tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

+ Đối với các bạn gái dù đã quá tuổi 18 nhưng vẫn chưa có kinh nguyên nhân chủ yếu và thường gặp khi đi khám ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa bác sĩ chuyên khoa nhận định do rất nhiều yếu tố có thể do bất thường trong nhiễm sắc thể hay rối loạn nội tiết tố,…

Ngoài ra, có thể do cấu tạo cơ quan bẩm sinh khi sinh ra đã không có tử cung, teo buồng trứng, teo tuyến yên bẩm sinh, không có vách ngăn âm đạo,…

+ Trường hợp thứ 2 là những chị em phụ nữ có kinh nguyệt bình thường nhưng một số nguyên nhân nào đó dù có đau bụng kinh nhưng không ra kinh.

– Mang thai: Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều chị em phụ nữ thắc mắc “Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?” và thường nghĩ đến đầu tiên. Dấu hiệu ban đầu của mang thai cũng giống như dấu hiệu ban đầu của kì kinh nguyệt vậy. Chị em cũng cảm thấy đau bụng có lúc sẽ là các cơn đau vùng bụng dưới dữ dội, căng tức vùng ngực nhưng sau đó là không có kinh có thể sẽ nghĩ là bị tắc kinh.

Khi mang thai thì kinh nguyệt của chị em sẽ không có trong khoảng thời gian đó do quá trình tạo sữa, các kích thích tiết tố để nhau thai mới hình thành, giữ không cho niêm mạc tử cung tách rời, phân rã.

Nhưng nếu có các dấu hiệu trên kèm theo triệu chứng nôn khan thì chị em nên mua que thử thai và xem kết quả.

– Mất cân bằng hormone: Tình trạng mất cân bằng 2 hormone progesterone và estrogen sẽ ảnh hưởng đến kì kinh nguyệt gây ra những bất thường về vòng kinh nguyệt hoặc mất kinh, trễ kinh  do đây là 2 hormone chủ yếu chi phối hoạt động này.

– Stress dẫn tới trầm cảm: Tâm lý có tác động lớn đến mọi hoạt động của cơ thể không chỉ nữ giới mà nam giới cũng vậy nếu bạn suy nghĩ một thời gian dài thì có thể có tình trạng tóc bạc hay tóc rụng. Stress lâu ngày gây trầm cảm nặng gây ra nhiều bệnh khác nhau là tác nhân xấu đối với sức khỏe và tất nhiên đối với chị em thì có thể gây ra tắc kinh, mất kinh, trễ kinh.

– Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu còn xuất hiện nhiều ở các chị em phụ nữ luyện tập các môn thể thao nặng như các nữ vận động viên quốc gia.

– Phá thai hay sẩy thai nhiều lần cũng dẫn tới hiện tượng mất kinh do dính tử cung nguyên nhân này chiếm tỉ lệ khá cao. Còn nếu chị em phá thai hoặc chỉ sẩy thai một lần thì đau bụng kinh nhưng không ra máu chỉ xảy ra tạm thời thời gian cũng không kéo quá dài.

– Khi đến một độ tuổi nhất định tầm 45 đến 50 tuổi thì phụ nữ thường bị mãn kinh suy giảm chức năng sinh sản cũng như các hoạt động của buồng trứng giai đoạn này cũng suy giảm thế nên kì kinh nguyệt sẽ tháng có tháng không lượng máu ra cũng không ổn định rồi biến mất. Đây cũng là câu trả lời cho “Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?” ở phần lớn những người phụ nữ cao tuổi.

– Khi chị em phụ nữ đã có cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng thì việc nữ giới không có kinh là điều dễ hiểu.

– Phản ứng phụ của một số loại thuốc như thuốc tránh thai đặc biệt thuốc tránh thai cấp tốc thì không chỉ gây ra tình trạng trễ kinh khi chị em phụ nữ lạm dụng nó khả năng mất kinh cũng rất cao.

biện pháp chữ đau bụng kinh tại sao đau bụng kinh mà không ra máu

Biện pháp chữa đau bụng kinh

Đau bụng kinh nhưng không có máu kinh có thể đem đến cho bạn tin mừng là gia đình sẽ có thêm một thiên thần nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chị em nhất là sức khỏe sinh sản sau này như hiếm muộn hoặc đó là dấu hiệu của các căn bệnh mà chị em nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa ý tế thăm khám. Vậy biện pháp chữa đau bụng kinh để chị em có thể cải thiện tốt sức khỏe không dẫn đến tình trạng “Tại sao đau bụng kinh mà không có kinh?”.

Cải thiện chế độ ăn uống

  • “Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?” phần lớn ở chế độ ăn uống không ổn định của chị em phụ nữ. Có một cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là đóng góp vào việc để có một cơ thể khỏe mạnh. Nếu chị em không có một sức khỏe tốt thì ngày “đèn đỏ” cũng không diễn ra thuận lợi.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn được chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng vì sẽ kích thích ra máu nhiều hơn trong kì kinh nguyệt và chị em cũng biết ăn nóng nhiều sẽ bị táo bón làm bụng trở nên nặng nề và cơ thể cũng thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng vitamin, canxi, kẽm, omega3, sắt,… giúp hạn chế đau bụng kinh.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có ga,…
  • Trong những ngày kinh nguyệt hạn chế ăn hải sản vì có tính hàn.

Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện cơ thể

“Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?” không chỉ dựa vào có một chế độ ăn uống đầy đủ mà còn phải có những yếu tố bên cạnh đó để hỗ trợ như:

  • Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, giữ thân hình cân đối mà còn làm giảm các cơn đau bụng kinh. Đối với chị em phụ nữ thì yoga là một lựa chọn lí tưởng không nặng nề với các dụng cụ thể thao hay nhịp tim tăng nhanh.
  • Trong những ngày đau bụng kinh bạn có thể chườm túi muối rang với gừng đắp lên bụng hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh để làm ấm cơ thể việc này khiến máu lưu thông dễ dàng giảm cơn đau.
  • Có thể pha muối với nước tắm trong những ngày nguyệt san.
  • Giữ tinh thần vui vẻ không căng thẳng.
  • Trong trường hợp cơn đau bụng kinh dữ dội và đột ngột thì chị em nên uống thuốc làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vào việc uống thuốc vì chúng không chữa dứt điểm đau bụng kinh nguyệt chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng phụ khoa trong kì kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên, tốt nhất từ 3 đến 4 giờ/ lần.

Trên đây là tất cả những thông tin để chị em tham khảo, giải đáp thắc mắc “Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?” mong rằng sẽ trở thành thông tin hữu ích của nữ giới.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

+ Viêm phần phụ gây vô sinh không?

+ Khí hư màu nâu đỏ không mùi nguyên nhân gây bệnh là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay